Kết quả tìm kiếm cho "ống tưới phun mưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 378
Trong nông nghiệp hiện đại, hệ thống tưới phun mưa là giải pháp phổ biến giúp cung cấp nước đều, tiết kiệm nguồn lực và nâng cao năng suất cây trồng. Hai hình thức tưới phun mưa được sử dụng rộng rãi là béc tưới phun mưa và ống tưới phun mưa. Mỗi loại có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với các điều kiện canh tác khác nhau. Bài viết này sẽ so sánh ưu nhược điểm của Béc tưới phun mưa và ống tưới phun mưa để giúp nông dân lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
Từ bao đời nay, nông dân luôn gắn bó với ruộng vườn, với nắng sớm chiều mưa, với bàn tay chai sạn và tấm lòng bền bỉ. Họ không chỉ là người tạo ra hạt gạo, trái ngọt, mà còn là biểu tượng cho sự cần cù, chịu thương chịu khó. Dù đối mặt với thời tiết khắc nghiệt hay giá cả bấp bênh, họ vẫn ngày ngày bám đất, bám nghề.
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Trên những bãi bồi phù sa ven sông ở xã Khánh An (huyện An Phú), giữa cái nắng gắt của những ngày mùa khô, những người nông dân vẫn miệt mài làm đất, lên luống, giăng dây, tưới tiêu cho từng luống rẫy. Ở ấp Khánh Hòa (xã Khánh An), nghề trồng rẫy và cây ăn trái đã trở thành sinh kế gắn bó lâu đời của người dân.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Từ các khe suối chảy róc rách trong mùa mưa, theo thời gian, nhiều thung lũng ở vùng Bảy Núi tích trữ thành “hồ nước trời” rộng lớn. Hiện nay, những hồ này được Nhà nước xây dựng kiên cố, tích nước giải khát mùa khô, phòng cháy, chữa cháy rừng rất hiệu quả.
Cái nắng ban trưa chiếu xuống những cánh đồng lúa vàng óng, những chiếc máy gặt đập liên hợp chạy hối hả trên đồng. Cặp dòng kênh, nhiều chiếc ghe chành mũi đỏ đậu san sát nhau chờ cân lúa, thu mua rơm, tạo nên không khí ngày mùa nhộn nhịp trên đồng.
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
Xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trên địa bàn, huyện Phú Tân chú trọng phát triển theo chiều sâu thông qua tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, chọn giống mới có năng suất chất lượng để nông dân tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, tăng giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Phú Tân được nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, OCOP còn tạo ra cơ hội hợp tác, kết nối giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Với sự đồng hành của Hội Nông dân các cấp, hội viên nông dân TX. Tân Châu đã phát triển nhiều mô hình nông nghiệp mới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, thu nhập của nhiều hội viên nông dân ngày càng ổn định, đời sống ngày càng đi lên.
Sáng tinh mơ, rảo một vòng bên cồn, mới thấy hết không khí làm ăn tất bật của nông dân. Quanh năm, họ cần mẫn chăm chút từng luống hoa, đám rẫy để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.